[su_quote]Nhựa khó phân hủy vì nhựa không phải là một chất có trong tự nhiên, hầu hết các loại nhựa hiện nay không phải là chất hữu cơ, và cấu trúc hóa học của nhựa rất khó bị phá vỡ bởi vi khuẩn.[/su_quote]

Nhựa chắc chắn đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, và tất cả chúng ta cũng đều biết rằng, chất thải nhựa là thứ vô cùng độc hại cho môi trường vì sự khó phân hủy của chúng. Nhưng liệu chúng ta có bao giờ thắc mắc rằng, vì sao nhựa khó phân hủy đến như vậy? Vậy thì, hãy cùng Be The Betters tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi “Vì sao nhựa khó phân hủy?” đã nêu ra, chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu quy trình sản xuất nhựa cơ bản sẽ diễn ra như thế nào, phân hủy là gì, và từ đó chúng ta sẽ có thể được trả lời câu hỏi đã nêu ra. Bạn đừng lo lắng, với văn phong diễn đạt đơn giản, Be The Betters tin rằng bạn sẽ hiểu và nắm được thông tin vô cùng dễ dàng. Cùng bắt đầu nhé!

 

1. Quy trình sản xuất nhựa cơ bản

Các thành phần cơ bản để sản xuất nhựa chủ yếu là các vật liệu hữu cơ và tự nhiên như xenlulozơ, khi đốt tự nhiên, muối và tất nhiên là dầu thô.

Đầu tiên, dầu thô sẽ được chưng cất trong các nhà máy lọc dầu, và sẽ được phân tách thành các hợp chất có khối lượng phân tử thấp. Mỗi hợp chất này là một hỗn hợp các chuỗi Hydrocacbon (Hydro và Cacbon là các thành phần cơ bản của các hợp chất hữu cơ), và các hợp chất này sẽ khác nhau về kích thước và cấu trúc phân tử.

Sau đó, chúng sẽ được đưa vào trong lò phản ứng cùng với các chất xúc tác, tại đây, các hợp chất này cùng với các chất xúc tác sẽ liên kết với nhau để tạo thành các chuỗi polyme dài. Và tất nhiên mỗi loại sẽ có đặc tính, cấu trúc, và kích thước khác nhau.

Tiếp theo, người ta sẽ thêm các chất khác như chất nhuộm màu, chất dẻo, … để sản xuất ra hạt nhựa, và từ hạt nhựa sẽ sản xuất thành các sản phẩm nhựa khác nhau.

 

2. Phân hủy là gì? Quá trình phân hủy diễn ra như thế nào?

Sau khi đã hiểu nhựa được sản xuất thế nào, tiếp đến ta sẽ tìm hiểu về khái niệm “phân hủy”. 

Phân hủy là quá trình các vật liệu hữu cơ như gỗ, xác động vật, giấy, … bị tan rã thành các chất đơn giản hơn. Quá trình này diễn ra nhờ sự tham gia của các vi khuẩn trong tự nhiên, chúng sẽ tiến hành phân hủy bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học của vật bị phân hủy, và sẽ tạo các chất đơn giản hơn.

Các chất đơn giản này có loại có lợi, nhưng có loại cũng có hại. Vì thế người ta thường sẽ chôn vật cần phân hủy xuống đất, các chất có lợi sẽ là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, còn các chất có hại sẽ dần bị trung hòa và không gây hại cho con người.

 

3. Nguyên nhân cho câu trả lời “Vì sao nhựa khó phân hủy?”

Dựa trên khái niệm và quá trình phân hủy ở trên, có thể thấy, việc phân hủy phụ thuộc vào các vi khuẩn sẽ dần dần phá vỡ các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tự nhiên. Và vấn đề xuất phát từ đây.

Nhựa không phải là một chất có trong tự nhiên, hầu hết các loại nhựa hiện nay không phải là chất hữu cơ, và cấu trúc hóa học của nhựa rất khó bị phá vỡ bởi vi khuẩn. Chính vị thế, thời gian để hoàn toàn phân hủy các loại nhựa là vô cùng dài.

Mặc dù nhựa có nguồn gốc từ dầu thô – một chất hữu cơ, nhưng nhựa không phải là vật liệu có mặt trong tự nhiên, đây là sản phẩm nhân tạo. Các liên kết hóa học của nhựa sau khi trải qua quá trình sản xuất đã thay đổi, trở nên khác biệt và chắc chắn hơn so với liên kết hóa học của các vật chất tự nhiên như trái cây, rau củ.

 

4. Các sản phẩm nhựa mất bao lâu để phân hủy?

Các nhà khoa học chưa hoàn toàn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Đến nay, những con số được đưa ra đều là kết quả từ những thí nghiệm được các nhà học, những con số này chỉ mang tính tương đối.

Tuy nhiên chúng ta hãy cùng tham khảo khoảng thời gian phân hủy được ước tính thông qua bảng bên dưới để biết được rằng, thực sự nhựa khó phân hủy đến mức nào:

Vật liệu Thời gian ước tính
Tàn thuốc lá 5 năm
Túi nhựa 20 năm
Ly cà phê 30 năm
Ống hút nhựa 200 năm
Chai nhựa 450 năm
Bàn chải đánh răng 500 năm
Tã dùng 1 lần 500 năm
Xốp 500 năm
Dây câu cá 600 năm

5. Những nỗ lực về sự cải tiến để bảo vệ môi trường

Trong những năm gần đây, có 2 phát minh đã được đưa ra nhằm cải thiện vấn đề sử dụng nhựa một cách thân thiện hơn với môi trường, và giải quyết được vấn đề nhựa khó phân hủy.

Thứ nhất, là sự xuất hiện của một loại nhựa mới, mang tên là “nhựa sinh học”, tên gọi đầy đủ của loại nhựa này là “nhựa phân hủy sinh học”. Loại nhựa này được các nhà khoa học sử dụng nguyên liệu thực vật để sản xuất, như cây ngô hoặc cây mía. Nhờ đó, cấu trúc hóa học của loại nhựa này sẽ “tự nhiên” hơn, và dễ dàng hơn cho các vi khuẩn tiến hành phân hủy.

Thứ hai, là sự phát hiện ra loại vi khuẩn ăn nhựa trong thời gian gần đây. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài vi khuẩn này tại một bãi rác, và biết được rằng nó sử dụng nhựa làm thực phẩm. Đặc biệt hơn, nó có thể tồn tại trong môi trường đầy các hóa chất độc hại được thải ra từ quá trình phân hủy.

 

Lời kết

Chúc mừng bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao nhựa khó phân hủy?”. Đến đây, Be The Betters tin chắc rằng bạn sẽ hiểu được sản phẩm nhựa gây hại như thế nào đối với môi trường. Vậy nên, chúng ta hãy cùng ý thức hơn trong việc sử dụng các sản phẩm nhựa trong đời sống hàng ngày, hãy tái chế những sản phẩm có thể tái chế, để bảo vệ môi trường của chúng ta được xanh hơn, và sạch hơn!

 

>> Bài viết tham khảo: Ask a Scientist: Why is it so hard to decompose plastic?

>> Mời bạn xem nhiều bài viết hơn tại phần Bài viết mới

>> Hoặc tham khảo nhiều chủ đề hơn tại Danh sách chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *